25/5/12

Góc nhìn về câu nói của Khổng Tử

Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ- Đại học- Nho giáo
Người ta thường quan tâm hơn đến bốn chữ sau hơn và càng nguy hiểm hơn khi gần đây, không ít sinh viên trong chúng ta đã chỉ còn nhớ đến 3 chữ: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Bài viết này có thể chỉ là một góc nhìn phiến diện về một vấn đề, nhưng tôi tin rằng nó có thể làm toát lên cả một hiện thực thế hệ sinh viên trẻ, và đây cũng là một bài học rút ra với chính tôi để luôn răn đe bản thân mình về cách nhìn nhận cuộc sống. (Xin phép được dùng những từ ngữ suồng sã nhất để trò chuyện)
Kì 1: Cái nhìn về hai chữ tu thân...
2 chữ tu thân tưởng chừng rất đơn giản nhưng nó lại nằm ở giữa và là một trong những bước quan trọng để bình thiên hạ.
Cách vật: Hiểu một cách tường tận vấn đề, sự vật, tìm ra được bản chất và căn nguyên của nó
Trí tri: Cách vật rồi phải tiếp tục có những nhận thức đúng đắn
Thành ý: Trí tri rồi phải tiếp tục có những ý nghĩ thành thật
Chính tâm: Thành ý rồi phải tiếp tục có cái tâm ngay thẳng
Xét trên 4 yếu tố trên lần lượt tạo ra 1 thứ gọi là tu thân. Vậy tu thân là cái quái gì?
Con người ta khi có một sai lầm thường than thân trách phận, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, xin được liên hệ với câu chuyện học tập và thi cử của sinh viên. Cứ mỗi kì thi đến hàng loạt những status trên FB xuất hiện, buồn, vui, khổ, đau đều có cả. Haizzz, hôm nay giám thị trông chặt quá, đề ra khó vl, thầy không cho để cương học bằng niềm tin à... Nhiều, nhiều lắm. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân, mấy ai làm được điều đấy. Đấy chính là biểu hiện của tu thân- nhìn lại mình, soi rọi và hoàn thiện nhân cách. Khoan hãy bàn về nhân cách tốt xấu như thế nào (vì tốt xấu thì tùy từng cách nhìn mà thôi), hãy phân tích nguyên nhân của nhứng status trên nhé
Cách vật: Đây rồi, vấn đề đầu tiên, học đại học để làm gì khi những người giàu nhất thế giới bỏ học giữa chừng? Xin thưa là đừng vin vào điều đó. Vâng, bạn giỏi, hãy bỏ học và làm theo ý thích của mình, chỉ có thời gian mới nói cho bạn biết, bạn đúng hay sai. Nếu ai muốn bỏ học giữa chừng, tôi sẽ ủng hộ nếu bạn là người: giết người mà không quay đầu lại. Được thôi, nhưng trong số những người giàu nhất thế giới đấy, không ít người phải mài đũng quần 4 năm trên cái ghế giảng đường, chưa kể là có những người mài lâu hơn thế :)). Rồi, căn nguyên của việc tại sao lại phải học, nghĩ một hồi thì ai cũng có những suy nghĩ riêng, nhưng sau đó lại hỏi, tại sao mình lại phải học những môn trên đại học, chẳng liên quan. =)). Đây là câu nói quan trọng đấy, nó thay đổi cả một thế hệ mất rồi. Học cấp 3 thì tôi thấy có những người đặc biệt ghét toán, tôi thì ghét văn, nhưng đến bây giờ nếu cho đi học lại thì chắc chắn tôi sẽ không trốn 1 buổi văn nào. Đấy, thời gian nó vẫn quyết định mà. Sai rồi thì mới muốn sửa, nhưng muộn rồi, vì thể hãy nhận thức thật sớm nhé. Đừng nói môn này không quan trọng với bạn... Tôi nghe nhàm rồi. Steve Job với quả táo, bạn biết chứ. Ông ta làm trong lĩnh vực gì: Công nghệ cao, nhưng có một chi tiết thú vị là ông lại từng đi học các kiểu viết chữ đẹp, :)). Luyện chữ, làm cái quái gì. Nhưng xin thưa nó là nền tảng cho những phông nền đẹp mắt trên Mac đấy ạ. Được rồi, thế là viết chữ đẹp với máy tính có liên hệ với nhau nhé. Biết đâu những thứ bạn cho là không quan trọng với bạn nhưng trong tương lai nó sẽ hữu dụng lắm đấy, đôi khi là nền tảng để bạn thành công.
Tôi không muốn nói rằng bạn hãy ôm hết tất cả vào cái não bé xíu dùng chưa đầy 5% của bạn nhé. Nổ tung thì chết, nhưng bạn phải biết rằng, chưa chắc nó đã là không quan trọng trong hiện tại nhé
Vật đã cách: tiếp tục cuộc hành trình nhé.
Trí tri: :)), bạn hiểu bản chất của việc học rồi thì sang bước tiếp theo, không thì quay lại bước 1 nhé :)). 
Nhận thức đúng đắn, cái này thì dễ hiểu lắm, nếu đã thấm nhuần bước 1. Nhưng xin đi tiếp công cuộc của sinh viên không nhận thức được tầm quan trọng của việc học nào.
Người ta thường nói: nhàn cư vi bất thiện, quả không sai. Không hiểu học để làm gì ắt sẽ sinh ra những nhận thức sai lầm về việc học, nhất là các môn trong giảng đường. Học cái dễ thì khó, cái xấu thì nhanh lắm. Một phát kiến vĩ đại của bạn là học chẳng để làm quái gì cả. Ngay lập tức nó nhảy sang bước 3 mất rồi :))
Thành ý: :)). Khó nhằn rồi đây. Sai ngay từ bước 1 rồi thì móc đâu ra thành ý, thành ý theo kiểu học làm quái gì vậy. Sinh viên hiện nay có một bộ phận không nhỏ có tư tưởng thế này: ham sung sướng, ưa cái đẹp và thích hưởng thụ trong khi: lười, ngu, sĩ.
Mấy thứ đấy hay đi liền với nhau lắm. Học thì lười mà đòi điểm cao, thích ngủ nướng mà mong body đẹp, đến lúc người khác nói thì lãi sĩ chẳng thèm nghe. Sờ sờ ra đấy, phao, phao, phao. Tìm đến phao chứ còn gì nữa. Với giấc mộng em được bằng giỏi, nhiều ông lao vào học, trong khi nhiều ông ngồi cầu trời cho số phận vào câu tủ thì nhiều ông chăm chỉ tìm phao :)). Bám được vào là sống đấy. Xin lỗi nếu ai nói rằng học không phải vì điểm, nếu thế thì đi học với làm phao là quái gì, nghỉ đi. Nếu chỉ muốn qua thì đơn giản lắm, trời sinh voi sinh cỏ, học 1 tí cũng đủ 5 điểm rồi, bạn vào được đại học tức là cũng ngốn kha khá kiến thức đấy, đừng đổ tại mình thiểu năng. :p. Đấy là câu chuyện hiện nay, phao- tài liệu ôn thi. Nó cùng là một đống giấy nhưng cách sử dụng thì khác nhau đấy. Ý nghĩ của bạn đã lệch lạc rồi. 
Chính tâm: Làm điều ác ắt sẽ gặp quả báo, đi đêm lắm có ngày gặp ma. Ma là giám thị chứ ai, còn quả báo là bị bắt :)). Bạn đang tự lừa dối chính mình. Xin lỗi, tôi phải chửi thẳng vào mặt bạn: đồ con lừa :)). Lừa gia đình, lừa xã hội thì dễ, lừa được cả bản thân mới khó. Cầm cái bằng trên tay mà không biết ngượng, nhận bảng điểm mà không biết nhục. Đúng là tà tâm khó sửa. Cái tính lừa dối nó phát sinh nhanh lắm. Làm kinh tế, cái gọi là thủ thuật và lừa đảo nó cách nhau mỏng như cái ấy ý... (hơi đen tối tí). Thói quen rồi, ăn được một lần, thấy bở ăn mãi rồi lệ thuộc vào nó. Nào là tiên dược, thuốc phiện, cờ bạc, quay phao cũng khiến người ta nghiện đấy. Chẳng thế mà kì nào cũng thấy la liệt xe rác ở trường. Tội cho các cô lao công. Rồi cứ giữ cái tư tưởng đấy mà ra ngoài đời nhé, bạn lừa đời, nó sẽ lừa lại bạn một vố đau hơn đấy. 
Đơn giản là 4 thứ trên đã cấu trúc nên cả một lối sống rồi, tham lam, thích hưởng thụ và lười nhác...
Tu thân chẳng qua cũng từ gốc của nó, cái gọi là cách vật mà ra thôi...
Hẹn gặp lại bạn ở kì 2: Tu thân, vài điều cần nhớ